• Viết bài chia sẻ trên Vsfan.vn nhận Donate dưới 1 TỶ ĐỒNG Xem chi tiết

Mẹo nén video cho điện thoại Android, iOS

ShadowDemon

Lớp lá
Thành viên
------Mở đầu:
1 bộ phim lẻ (hoặc JAV) down bằng torrent có dung lượng từ 3GB đến 28GB, 30 phút quay video bằng điện thoại fHD hoặc 2k, 4k thì file có dung lượng từ 2GB đến 32GB. Nếu không chủ động nén lại từ sớm thì chẳng mấy chốc 8TB ổ cứng sẽ đầy, điện thoại + thẻ nhớ max 1.5TB cũng đầy.

------Nguyên tắc cơ bản khi nén video:
1. TUYỆT ĐỐI KHÔNG DÙNG APP NÉN NGAY TRÊN ĐIỆN THOẠI (hoặc cho chất lượng rất xấu, hoặc rất lâu và nóng, thậm chí cháy máy)
2. TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÉN TRÊN LAPTOP (TRỪ GAMING LAPTOP) vì có thể dẫn đến hư hỏng do hệ thống tản nhiệt kém.
3. CÁC PHẦN MỀM CONVERTER TÍNH PHÍ (thường là vài chục đô) TOÀN HÀNG DỎM LỪA KHÁCH HÀNG.
4. NÉN BẰNG RAR, ZIP, 7Z, RARX, ZIPX... THÌ CHẢ ĂN THUA (chỉ giảm đc 2-5%), MÀ CÒN PHẢI GIẢI NÉN MỚI PLAY ĐƯỢC.
5. ĐỪNG BAO GIỜ HỎI "SAO CÙNG LÀ FULL HD DÀI 1 TIẾNG, NÉN NHƯ NHAU MÀ TẬP NÀY CÓ 500MB, CÒN TẬP NÀY NHỮNG 1.5GB?"

-----Khuyến cáo cấu hình:
1. Cpu: (cực kỳ quan trọng) i5 đời 8xxx (hoặc mạnh tương đương) trở lên, tốt nhất là nên xài AMD Ryzen 9 hoặc Threadripper. Có thể thuê máy chủ ảo để nén.
2. Gpu rời: Không bắt buộc
3. Ram: 4Gb nếu nén HD, 8Gb cho Full HD, 2k, 4k.
4. Ổ cứng: Không quan trọng lắm, dung lượng trống cần đủ là được
5. Case: Nên có 2 quạt tản nhiệt chủ động trên vỏ.

-----Các phương pháp nén tối ưu hiện nay (tính đến thời điểm hiện tại):
+ h264: (điều kiện lý tưởng) giảm còn 25% dung lượng khi đảm bảo chất lượng trực quan. Tốc độ nén nhanh (khoảng 1 tiếng để nén tối ưu 1 video full HD dài 45 phút trên cpu i7-10700k)
+ h265: hiệu quả gấp đôi h264, thời gian nén lâu gấp 3-4 lần (i7-10700k muốn nén tối ưu một phim lẻ Full HD mất tầm nửa ngày)
+ vp9: sêm sêm h265, được youtube "tin dùng"
+ av1: nén mạnh hơn nhưng tốn thời gian hơn h265, đang được facebook dùng.

------ Lưu ý khi dùng x265 để nén video:
+ Tại sao lại khuyến cáo x265 chứ không phải cái khác:
- x265 là encoder (trình mã hóa) mã nguồn mở ưu việt nhất hiện nay để mã hóa (nén có suy giảm chất lượng) video thành định dạng h265. x265 miễn phí nhưng ăn đứt (thậm chí vượt xa) 8/9 trình mã hóa 265 (hầu hết là tính phí) khác về hiệu quả và hiệu suất nén, chỉ MainConcept h265 (có giá 45$) là có đôi chút nhỉnh hơn x265.
- h265 được hầu hết các smartphone hiện nay hỗ trợ giải mã trực tiếp bằng phần cứng (bộ giải mã được tích hợp trong chip). Vp9 và AV1 được hỗ trợ hạn chế bởi phần cứng, đa số trường hợp phải giải mã bằng phần mềm khi play - >> máy nóng, hao pin và video giật.
- x265 bản mới nhất được tích hợp sẵn trên nhiều phần mềm nén video miễn phí như Megui, Handbrake, StarXrip, Xvid4psp...
+ Các tùy chỉnh cần lưu ý trong core x265:
1. Level, Profile: Profile luôn để là "High" để tận dụng khả năng nén tối ưu. Level 4 cho HD, 4.1 cho full HD, 5 cho 2k, 5.1 cho 4k.
2. Preset: Nên chọn Medium hoặc Slow hoặc Slower, Very Slow. Very Slow cho chất lượng cao nhất trong khi dung lượng thấp nhất, nhưng thời gian nén cũng gấp ba Medium.
3. Me: Nên để Multi Hexagon hoặc Hexagon. Hexagon nhanh gấp đôi Multi Hexagon nhưng chất lượng khá kém đối với những cảnh nhiều chuyển động.
4. Sub-me: Nên để trong khoảng từ 8 đến 11 (càng nhiều chuyển động thì càng nên để cao, để tránh giật hình khi play). Để càng cao thì thời gian nén càng lâu và dung lượng càng nhỏ, tối đa tăng 200%.
5. Me-range: Từ 16 đến 32. Càng cao thì encode càng lâu và chuyển động càng mượt, tối đa tăng 50%. Càng nhiều cảnh chuyển động thì càng nên để cao.
6. B-frame: Càng cao thì encode càng lâu và dung lượng càng nhỏ, nhưng tối đa không được quá 4. Vì chip snapdragon của Qualcomm hay gtx, rtx của Nvidia không hỗ trợ quá 4 bframe. Quá càng nhiều B-frame thì play càng giật và mất chi tiết khung hình.
7. Ref (Refrence Frame): càng cao thì dung lượng càng nhỏ và encode càng lâu, tối đa 20%. Nên để ref tối ưu trong khoảng từ 4-6
8. Aq-strenght: đây là thông số về mức độ khử ô vuông khi play video, không ảnh hưởng đến thời gian nén nhưng ảnh hưởng rõ rệt tới trực quan các khung hình. Nên để aq trong khoảng từ 0.9 đến 1.0 (1.0 là mặc định) . Càng cao thì hình càng mịn nhưng càng giảm nét, (nên chọn tùy vào sở thích xem nét hay xem mịn của bạn)
+++VÀ CUỐI CÙNG, QUAN TRỌNG NHẤT LÀ MODE (CHẾ ĐỘ) : có thể có nhiều mode, nhưng bản chất đều từ 2 mode gốc là ĐỊNH TRƯỚC DUNG LƯỢNG (file size) và ĐỊNH TRƯỚC CHẤT LƯỢNG (constant ratefactor). Định trước dung lượng (ví dụ 2gb cho 1 tập full hd dài 1 tiếng) thì ta biết trước dung lượng nhưng KHÔNG BIẾT TRƯỚC CHẤT LƯỢNG video đầu ra. Và đinh trước chất lượng thì ngược lại. Một video nhiều màu sắc, nhiều chuyển động, nhiều cảnh sáng thì luôn ăn nhiều dung lượng hơn (có thể tới vài lần) video tĩnh, nhiều cảnh tối và ít màu sắc. Vì thế, tôi khuyến cáo KHÔNG BAO GIỜ CHỌN ĐỊNH TRƯỚC DUNG LƯỢNG mà hãy CHỌN ĐỊNH TRƯỚC CHẤT LƯỢNG (CRF) với chi tiết như sau:
- crf càng cao thì chất lượng càng thấp, crf > 30 thì suy giảm chất lượng rõ rệt.
- crf giảm 1 đơn vị thì dung lượng đầu ra tăng từ 15-20%, crf giảm 4 đơn vị thì dung lượng đầu ra tăng xấp xỉ gấp đôi. crf chênh lệch 2-3 đơn vị thì căng mắt ra mà soi sẽ thấy sự khác biệt về chất lượng.
- crf = 0 khi muốn nén video giữ nguyên chất lượng gốc (soi kính hiển vi cũng k thấy sai khác), dung lượng đầu ra OMG!!!!!
- crf = 16 cho sự suy giảm chất lượng của video đầu ra không thể nhận biết bằng mắt thường. Nên gán crf 16 cho mọi video quay bằng điện thoại (vì video gốc chưa nén tốt), sẽ giảm được tối thiểu 1/2 dung lượng so với gốc. Không nên gán cho phim down = torrent hay down từ youtube, facebook, các trang có link down phim trực tiếp vì có khi dung lượng video đầu ra còn cao gơn video gốc.
- crf = 20 đến 26 là tối ưu cho phim lẻ và phim dài tập, đủ để dung lượng đầu ra = 25-70% video gốc.

-----Các phần mềm nên dùng để nén video: nên dùng Megui, handbrake, x265 simple (kèm avisynth) hoặc Xvid4psp (không cần kèm avisynth).
-----Đối với máy có màn hình HD+ thì nên đổi kích thước video về HD (resize), tương tự với màn Full HD. CHỈ DOWNSCALE, TUYỆT ĐỐI KHÔNG UPSCALE. Downscale là giảm kích thước khung hình video, ví dụ từ 2k xuống HD. Upscale là ngược lại. Thuật toán nên dùng khi tùy chọn downscale là NGU hoặc spline144 hoặc spline100. (NGU nét, hầu như không rung và không răng cưa, NGU không có sẵn, phải cài thêm tool hoặc custom code) . Spline144 có sẵn, cực nét nhưng hơi rung. Spline100 có sẵn, tưng đối nét và gần như không rung)
----- Về audio (phần âm thanh) thì tốt nhất nên để nguyên, không nên nén làm gì (tùy chọn có thể là copy, keep original... tùy soft)

Lời kết: Trên đây là những lưu ý khi nén video, và mình k hướng dẫn cụ thể vì search trên google có nhiều lắm rồi (chủ yếu là tiếng anh) , chỉ là mấy bài hướng dẫn đó chỉ đơn thuần là hướng dẫn, thường không kèm những lời khuyên thiết thực và hữu ích. AI MUỐN THỰC HIỆN THÌ TỰ TÌM HIỂU MÀ LÀM, MÌNH K NÓI NHỮNG CÁI NHƯ LINK TẢI, CÀI THẾ NÀO, CÁC BƯỚC RA LÀM SAO HAY POST HÌNH ẢNH MINH HỌA, VÌ VIỆC NÉN VIDEO VỐN KHÔNG DÀNH CHO DÂN AMATEUR.

Thân.
 

SonLe

Mod & Support
Hỗ trợ điện thoại Vsmart
Thành viên
------Mở đầu:
1 bộ phim lẻ (hoặc JAV) down bằng torrent có dung lượng từ 3GB đến 28GB, 30 phút quay video bằng điện thoại fHD hoặc 2k, 4k thì file có dung lượng từ 2GB đến 32GB. Nếu không chủ động nén lại từ sớm thì chẳng mấy chốc 8TB ổ cứng sẽ đầy, điện thoại + thẻ nhớ max 1.5TB cũng đầy.

------Nguyên tắc cơ bản khi nén video:
1. TUYỆT ĐỐI KHÔNG DÙNG APP NÉN NGAY TRÊN ĐIỆN THOẠI (hoặc cho chất lượng rất xấu, hoặc rất lâu và nóng, thậm chí cháy máy)
2. TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÉN TRÊN LAPTOP (TRỪ GAMING LAPTOP) vì có thể dẫn đến hư hỏng do hệ thống tản nhiệt kém.
3. CÁC PHẦN MỀM CONVERTER TÍNH PHÍ (thường là vài chục đô) TOÀN HÀNG DỎM LỪA KHÁCH HÀNG.
4. NÉN BẰNG RAR, ZIP, 7Z, RARX, ZIPX... THÌ CHẢ ĂN THUA (chỉ giảm đc 2-5%), MÀ CÒN PHẢI GIẢI NÉN MỚI PLAY ĐƯỢC.
5. ĐỪNG BAO GIỜ HỎI "SAO CÙNG LÀ FULL HD DÀI 1 TIẾNG, NÉN NHƯ NHAU MÀ TẬP NÀY CÓ 500MB, CÒN TẬP NÀY NHỮNG 1.5GB?"

-----Khuyến cáo cấu hình:
1. Cpu: (cực kỳ quan trọng) i5 đời 8xxx (hoặc mạnh tương đương) trở lên, tốt nhất là nên xài AMD Ryzen 9 hoặc Threadripper. Có thể thuê máy chủ ảo để nén.
2. Gpu rời: Không bắt buộc
3. Ram: 4Gb nếu nén HD, 8Gb cho Full HD, 2k, 4k.
4. Ổ cứng: Không quan trọng lắm, dung lượng trống cần đủ là được
5. Case: Nên có 2 quạt tản nhiệt chủ động trên vỏ.

-----Các phương pháp nén tối ưu hiện nay (tính đến thời điểm hiện tại):
+ h264: (điều kiện lý tưởng) giảm còn 25% dung lượng khi đảm bảo chất lượng trực quan. Tốc độ nén nhanh (khoảng 1 tiếng để nén tối ưu 1 video full HD dài 45 phút trên cpu i7-10700k)
+ h265: hiệu quả gấp đôi h264, thời gian nén lâu gấp 3-4 lần (i7-10700k muốn nén tối ưu một phim lẻ Full HD mất tầm nửa ngày)
+ vp9: sêm sêm h265, được youtube "tin dùng"
+ av1: nén mạnh hơn nhưng tốn thời gian hơn h265, đang được facebook dùng.

------ Lưu ý khi dùng x265 để nén video:
+ Tại sao lại khuyến cáo x265 chứ không phải cái khác:
- x265 là encoder (trình mã hóa) mã nguồn mở ưu việt nhất hiện nay để mã hóa (nén có suy giảm chất lượng) video thành định dạng h265. x265 miễn phí nhưng ăn đứt (thậm chí vượt xa) 8/9 trình mã hóa 265 (hầu hết là tính phí) khác về hiệu quả và hiệu suất nén, chỉ MainConcept h265 (có giá 45$) là có đôi chút nhỉnh hơn x265.
- h265 được hầu hết các smartphone hiện nay hỗ trợ giải mã trực tiếp bằng phần cứng (bộ giải mã được tích hợp trong chip). Vp9 và AV1 được hỗ trợ hạn chế bởi phần cứng, đa số trường hợp phải giải mã bằng phần mềm khi play - >> máy nóng, hao pin và video giật.
- x265 bản mới nhất được tích hợp sẵn trên nhiều phần mềm nén video miễn phí như Megui, Handbrake, StarXrip, Xvid4psp...
+ Các tùy chỉnh cần lưu ý trong core x265:
1. Level, Profile: Profile luôn để là "High" để tận dụng khả năng nén tối ưu. Level 4 cho HD, 4.1 cho full HD, 5 cho 2k, 5.1 cho 4k.
2. Preset: Nên chọn Medium hoặc Slow hoặc Slower, Very Slow. Very Slow cho chất lượng cao nhất trong khi dung lượng thấp nhất, nhưng thời gian nén cũng gấp ba Medium.
3. Me: Nên để Multi Hexagon hoặc Hexagon. Hexagon nhanh gấp đôi Multi Hexagon nhưng chất lượng khá kém đối với những cảnh nhiều chuyển động.
4. Sub-me: Nên để trong khoảng từ 8 đến 11 (càng nhiều chuyển động thì càng nên để cao, để tránh giật hình khi play). Để càng cao thì thời gian nén càng lâu và dung lượng càng nhỏ, tối đa tăng 200%.
5. Me-range: Từ 16 đến 32. Càng cao thì encode càng lâu và chuyển động càng mượt, tối đa tăng 50%. Càng nhiều cảnh chuyển động thì càng nên để cao.
6. B-frame: Càng cao thì encode càng lâu và dung lượng càng nhỏ, nhưng tối đa không được quá 4. Vì chip snapdragon của Qualcomm hay gtx, rtx của Nvidia không hỗ trợ quá 4 bframe. Quá càng nhiều B-frame thì play càng giật và mất chi tiết khung hình.
7. Ref (Refrence Frame): càng cao thì dung lượng càng nhỏ và encode càng lâu, tối đa 20%. Nên để ref tối ưu trong khoảng từ 4-6
8. Aq-strenght: đây là thông số về mức độ khử ô vuông khi play video, không ảnh hưởng đến thời gian nén nhưng ảnh hưởng rõ rệt tới trực quan các khung hình. Nên để aq trong khoảng từ 0.9 đến 1.0 (1.0 là mặc định) . Càng cao thì hình càng mịn nhưng càng giảm nét, (nên chọn tùy vào sở thích xem nét hay xem mịn của bạn)
+++VÀ CUỐI CÙNG, QUAN TRỌNG NHẤT LÀ MODE (CHẾ ĐỘ) : có thể có nhiều mode, nhưng bản chất đều từ 2 mode gốc là ĐỊNH TRƯỚC DUNG LƯỢNG (file size) và ĐỊNH TRƯỚC CHẤT LƯỢNG (constant ratefactor). Định trước dung lượng (ví dụ 2gb cho 1 tập full hd dài 1 tiếng) thì ta biết trước dung lượng nhưng KHÔNG BIẾT TRƯỚC CHẤT LƯỢNG video đầu ra. Và đinh trước chất lượng thì ngược lại. Một video nhiều màu sắc, nhiều chuyển động, nhiều cảnh sáng thì luôn ăn nhiều dung lượng hơn (có thể tới vài lần) video tĩnh, nhiều cảnh tối và ít màu sắc. Vì thế, tôi khuyến cáo KHÔNG BAO GIỜ CHỌN ĐỊNH TRƯỚC DUNG LƯỢNG mà hãy CHỌN ĐỊNH TRƯỚC CHẤT LƯỢNG (CRF) với chi tiết như sau:
- crf càng cao thì chất lượng càng thấp, crf > 30 thì suy giảm chất lượng rõ rệt.
- crf giảm 1 đơn vị thì dung lượng đầu ra tăng từ 15-20%, crf giảm 4 đơn vị thì dung lượng đầu ra tăng xấp xỉ gấp đôi. crf chênh lệch 2-3 đơn vị thì căng mắt ra mà soi sẽ thấy sự khác biệt về chất lượng.
- crf = 0 khi muốn nén video giữ nguyên chất lượng gốc (soi kính hiển vi cũng k thấy sai khác), dung lượng đầu ra OMG!!!!!
- crf = 16 cho sự suy giảm chất lượng của video đầu ra không thể nhận biết bằng mắt thường. Nên gán crf 16 cho mọi video quay bằng điện thoại (vì video gốc chưa nén tốt), sẽ giảm được tối thiểu 1/2 dung lượng so với gốc. Không nên gán cho phim down = torrent hay down từ youtube, facebook, các trang có link down phim trực tiếp vì có khi dung lượng video đầu ra còn cao gơn video gốc.
- crf = 20 đến 26 là tối ưu cho phim lẻ và phim dài tập, đủ để dung lượng đầu ra = 25-70% video gốc.

-----Các phần mềm nên dùng để nén video: nên dùng Megui, handbrake, x265 simple (kèm avisynth) hoặc Xvid4psp (không cần kèm avisynth).
-----Đối với máy có màn hình HD+ thì nên đổi kích thước video về HD (resize), tương tự với màn Full HD. CHỈ DOWNSCALE, TUYỆT ĐỐI KHÔNG UPSCALE. Downscale là giảm kích thước khung hình video, ví dụ từ 2k xuống HD. Upscale là ngược lại. Thuật toán nên dùng khi tùy chọn downscale là NGU hoặc spline144 hoặc spline100. (NGU nét, hầu như không rung và không răng cưa, NGU không có sẵn, phải cài thêm tool hoặc custom code) . Spline144 có sẵn, cực nét nhưng hơi rung. Spline100 có sẵn, tưng đối nét và gần như không rung)
----- Về audio (phần âm thanh) thì tốt nhất nên để nguyên, không nên nén làm gì (tùy chọn có thể là copy, keep original... tùy soft)

Lời kết: Trên đây là những lưu ý khi nén video, và mình k hướng dẫn cụ thể vì search trên google có nhiều lắm rồi (chủ yếu là tiếng anh) , chỉ là mấy bài hướng dẫn đó chỉ đơn thuần là hướng dẫn, thường không kèm những lời khuyên thiết thực và hữu ích. AI MUỐN THỰC HIỆN THÌ TỰ TÌM HIỂU MÀ LÀM, MÌNH K NÓI NHỮNG CÁI NHƯ LINK TẢI, CÀI THẾ NÀO, CÁC BƯỚC RA LÀM SAO HAY POST HÌNH ẢNH MINH HỌA, VÌ VIỆC NÉN VIDEO VỐN KHÔNG DÀNH CHO DÂN AMATEUR.

Thân.
Đúng là cần! Con samsung galaxy note 10 quay video 20 phút hết mất 3G. Vì thế quay mới 50 video đã gần full bộ nhớ.
 
Top