• Viết bài chia sẻ trên Vsfan.vn nhận Donate dưới 1 TỶ ĐỒNG Xem chi tiết

Bình chọn Vì sao khi xây nhà bạn phải cần thuê tư vấn giám sát ?

xaydungsongnam

Lớp mầm
Thành viên

Hiểu rõ về tư vấn giám sát xây dựng

Tư vấn giám sát xây dựng là một đơn vị không thể thiếu nếu muốn có một công trình chất lượng tốt, theo dõi quá trình xây dựng, đảm bảo các hạng mục được thi công theo thỏa thuận hợp đồng và đúng kỹ thuật. Đặc biệt là đối với những nhà đầu tư không nắm rõ về chuyên môn thì bộ phận tư vấn giám sát sẽ giúp giải quyết những nỗi lo về chất lượng công trình.

Đây là dịch vụ tư vấn, hướng dẫn các công việc liên quan đến theo dõi quá trình thi công công trình, bao gồm giám sát, lắp đặt thiết bị đối với công trình mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, phá dỡ, bảo hành và bảo trì. Công việc này diễn ra xuyên suốt quá trình thi công công trình để luôn đảm bảo chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Sử dụng dịch vụ này sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm nhiều chi phí về công sức, thời gian và tiền bạc.

Người đảm nhận công việc này phải có năng lực giỏi, có đạo đức, tinh thần trách nhiệm… thì mới đảm bảo được chất lượng công trình tốt. Vì vậy để trở thành một tư vấn giám sát ngoài việc phải là kỹ sư có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật mà còn phải là người có trách nhiệm cao trong công việc.

Vai trò của người giám sát xây dựng

– Đảm bảo việc thi công công trình được thực hiện đúng với thiết kế.
– Phát hiện, xử lý các vấn đề mà nhà thầu và chủ đầu tư không rõ.
– Hỗ trợ Chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế xử lý các sai sót trong quá trình thi công.

Nhiệm vụ của tư vấn giám sát công trình là gì?

  • Kiểm tra vật tư, vật liệu
  • Giám sát công trình thi công:
  • Theo dõi – quản lý công trình thi công

Trách nhiệm của kỹ sư tư vấn giám sát công trình là:

– Thực hiện công việc theo đúng hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.
– Không nghiệm thu khi không đảm bảo yêu cầu chất lượng.
– Đề xuất ý kiến, báo cáo với chủ đầu tư khi phát hiện những bất hợp lý.
– Không được có những hành vi nào làm sai lệch kết quả giám sát.
– Từ chối các yêu cầu không đúng pháp luật.
– Tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn, quy phạm.
– Không có quan hệ lệ thuộc nhà thầu hoặc/và đơn vị thi công.
– Trực tiếp thực hiện giám sát một cách độc lập.
– Chấp nhận và có khả năng bồi thường, xử phạt khi có những trường hợp sai phạm theo quy định.

banner.png
 
Sửa lần cuối:

xaydungsongnam

Lớp mầm
Thành viên
Ngày nay, Nhà xưởng thép tiền chế hay Nhà xưởng kết cấu thép luôn được các Chủ Đầu Tư chọn lựa cho dự án thi công xây dựng công trình của mình.

Thiết kế nhà xưởng là công việc vô cùng quan trọng trong dự án triển khai công trình xây dựng, cải tạo nâng cấp nhà xưởng, đòi hỏi người tư vấn thiết kế phải có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc bố trí các chức năng khi thiết kế nhà xưởng

Kết cấu khung thép được tính toán chắc chắn và phù hợp với công năng sử dụng của nhà xưởng công nghiệp, giúp cho chủ đầu tư vừa tiết kiệm tối đa vật liệu lại vừa thỏa mãn được không gian cho nhu cầu sử dụng.

Qua bài viết hôm nay SONG NAM xin được giới thiệu đến các bạn những nội dung tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng cơ khí và tìm hiểu tổng quan quy trình thiết kế xây dựng nhà xưởng quan trọng mà bạn nên biết để hỗ trợ cho quá trình công tác và nâng cao kỹ thuật của bản thân nhé.

Thiết kế nhà xưởng NHÀ MÁY WOODPELLET
 
Sửa lần cuối:

xaydungsongnam

Lớp mầm
Thành viên
Giám sát thi công xây dựng đã trở thành một công việc không thể thiếu được trong thi công xây dựng công trình hiện nay ở nước ta. Mọi công trình xây dựng trong quá trình thi công phải được thực hiện chế độ giám sát;

Giám sát thi công xây dựng công trình là một trong hoạt động giám sát xây dựng để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình theo đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, các điều kiện kỹ thuật của công trình.

Giám sát xây dựng giúp phòng ngừa các sai sót dẫn đến hư hỏng hay sự cố. Giám sát xây dựng công trình có nhiệm vụ theo dõi – kiểm tra – xử lý – nghiệm thu – báo cáo các công việc liên quan tại công trường.

1. Giám sát chặt chẽ các điều kiện quy định:

– Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng trong công tác tư vấn giám sát thi công xây dựng.

– Kiểm tra chặt chẽ các điều kiện khởi công cần thiết của nhà thầu theo Điều 72 của Bộ Luật Xây Dựng Việt Nam.

2. Kiểm tra hồ sơ năng lực nhà thầu:

– Kiểm tra năng lực thông tin cá nhân từng người trong độ thi công xây dựng đồng thời kiểm tra và giám sát chặt chẽ các thiết bị thi công, nguồn gốc và chất lượng mà nhà thầu đưa vào phục vụ công tác thi công.

– Kiểm tra và giám sát quy trình quản lý chất lượng công trình của thầu thi công.

– Giám sát và kiểm tra thông tin xin phép xây dựng máy móc, thiết bị, vật tư xây dựng có đảm bảo an toàn chất lượng hay không.

– Kiểm tra phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng, cơ sở sản xuất cấu kiện công trình, sản phẩm xây dựng phục vụ trong quá trình thi công.

3. Giám sát chất lượng vật liệu xây dựng:

– Kiểm tra chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm chất lượng các vật tư, kết cấu kiện có phù hợp tiêu chuẩn trước khi đưa vào quá trình thi công.

– Nếu có nghi ngờ về chất lượng vật tư, đơn vị tư vấn thiết kế cùng chủ đầu tư phải thực hiện công tác kiểm tra trực tiếp nguyên vật liệu ngay để đảm bảo an toàn chất lượng công trình sau này.

4. Giám sát quá trình thi công dự án:

– Đơn vị tư vấn giám sát thi công xây dựng có trách nhiệm giám sát chặt chẽ quá trình thi công của nhà thầu.

– Kết quả kiểm tra đều phải được ghi vào nhật ký thi công và biên bản kiểm tra theo quy định.

– Xác nhận bản vẽ hoàn công của công trình.

– Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 23 của Luật Xây Dựng.

– Kiểm tra toàn bộ tài liệu phục vụ cho công tác nghiệm thu công trình, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng;

– Khi phát hiện có sai sót về thiết kế phải báo ngay cho chủ đầu tư để điều chỉnh và yêu cầu nhà thầu điều chỉnh kịp thời.

– Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng.

– Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình.

Chất lượng của một công trình tuỳ thuộc vào đơn vị tư vấn giám sát. Là phải có năng lực giỏi, có đạo đức thì công trình có chất lượng và ngược lại. Chính vì thế, để trở thành một tư vấn giám sát không là điều đơn giản. Tiêu chí cho tư vấn giám sát của Song Nam là làm việc chính trực và có trách nhiệm nghề nghiệp cao. Đây là giá trị cốt lõi đem đến chất lượng cho công trình xây dựng.

Tư vấn giám sát chung cư IJC AROMA


Tư vấn giám sát chung cư IJC AROMA


Nội dung công tác giám sát thi công xây dựng công trình
Tư vấn giám sát chung cư IJC AROMA

Không chỉ giám sát đúng thiết kế và tiêu chuẩn xây dựng, Song Nam còn hỗ trợ chủ đầu tư và nhà thầu trong vấn đề tư vấn giải pháp thích hợp nhất để giải quyết các vấn đề tại công trường. Song Nam luôn đề cao tính chính trực và tinh thần trách nhiệm trong quá trình xử lý các vấn đề của công trường xây dựng.
 

xaydungsongnam

Lớp mầm
Thành viên
Mặc dù các quy chuẩn, tiêu chuẩn nhà cao tầng đã được ban hành, nhưng trên thực tế, việc tuân thủ và quản lý dự án, tư vấn giám sát thi công xây dựng còn nhiều vấn đề tồn tại.

Áp dụng hời hợt

Theo Ths Trần Thanh Ý, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quy hoạch và phát triển đô thị (Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam), việc phát triển chung cư, nhà cao tầng là một xu thế tất yếu của phát triển đô thị hiện đại, nhưng thực tế cho thấy, hạ tầng nhiều khu đô thị, khu nhà ở tại Việt Nam được đầu tư không đồng bộ. Việc kết nối hạ tầng với khu vực xung quanh chưa tốt. Hạ tầng xã hội trong các khu nhà ở, khu đô thị như xây dựng trường học, trạm y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng… không được chủ đầu tư thực hiện theo quy hoạch, chưa đúng các quy định hiện hành.

Chính vì không tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn, nên tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM, việc xây dựng các chung cư cao tầng với mật độ quá cao đã dẫn đến quá tải cho hệ thống hạ tầng, cũng như khó đáp ứng được các nhu cầu tiện nghi cho người ở.

Áp dụng hời hợt


Đơn cử, về giao thông trong đô thị, trong Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam quy định, đường giao thông từ cấp đường chính đô thị trở lên không chia cắt đơn vị ở. Yêu cầu tổ chức các dịch vụ công cộng được quy định trong bán kính 500 m nhằm khuyến khích giao thông công cộng và đi bộ.

Các công trình văn hóa, thương mại, dịch vụ được bố trí trên các đường giao thông chính. Trong các nhóm nhà ở cần xây dựng vườn hoa, sân chơi với bán kính phục vụ không quá 300 m.

Tuy nhiên trong thực tế, quy hoạch và tổ chức không gian giao thông công cộng, đường đi bộ, đi xe đạp còn có nhiều bất cập. Tỷ lệ đất giao thông và giao thông tĩnh trong đất xây dựng đô thị không đáp ứng như quy định, chưa đủ cho một đô thị an toàn về giao thông.

Các yêu cầu về sân chơi, vườn hoa này mới chỉ là những khoảng trống trên bản vẽ, mà chưa được tổ chức thành không gian nghỉ ngơi, thư giãn cho cộng đồng dân cư trên thực tế.

Bên cạnh đó, hệ thống kỹ thuật đô thị thiết yếu như điện, nước đã được cung cấp tương đối đầy đủ trong các khu chung cư cao tầng, nhưng hệ thống hạ tầng xã hội chưa được nhà đầu tư thực sự chú trọng.

Mặc dù các dự án đều có quy hoạch trường mầm non và tiểu học, nhưng thực tế đến nay không ít khu đô thị, chung cư cao tầng vẫn chưa có trường học. Các nhà đầu tư vì chạy theo lợi nhuận nên đã bỏ qua những yêu cầu cấp thiết của người dân cũng như không tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn. Đơn cử như Dự án Eco Lakeview, theo phản ánh của cư dân, các tiện ích hạ tầng xã hội như trường học, khu vui chơi… chưa được đáp ứng. Thậm chí, quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy tòa nhà cũng có vấn đề.

Quản lý, giám sát công trình lỏng lẻo

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, đại diện Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) cho biết, hệ thống quy chuẩn xây dựng hiện nay bao gồm 16 quy chuẩn, khi xây dựng doanh nghiệp phải tuân thủ các quy chuẩn này. Các quy chuẩn này đã đáp ứng đủ các quy chuẩn về an toàn sinh mạng cho con người, kỹ thuật…, trong đó có nhà chung cư. Khi chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ thiết kế kiến trúc đảm bảo đủ quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng mới được cấp phép.

Bên cạnh đó, khi xây dựng xong, trước khi đưa công trình vào sử dụng phải có hệ thống giám sát. Việc kiểm soát này được phân cấp, phân quyền cho các đơn vị như Cục Giám định nhà nước về công trình xây dựng, Cục Quản lý hoạt động xây dựng (Bộ Xây dựng). Đối với các công trình cấp hai do địa phương quản lý, các cơ quan chuyên môn (thanh tra sở xây dựng) có trách nhiệm kiểm tra, tư vấn giám sát và nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng. Khi các chủ đầu tư không tuẩn thủ sẽ bị phạt.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, dù có các quy định, quy chuẩn chi tiết, nhưng trên thực tế, việc buông lỏng quản lý trong khâu thanh tra, giám sát, nghiệm thu công trình khiến nhiều công trình không đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn, nhất là về vấn đề phòng cháy chữa cháy (PCCC) vẫn được đưa vào sử dụng, gây mất an toàn cho người sử dụng.

Quản lý, giám sát công trình lỏng lẻo


Cụ thể, mới đây, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an TP. Hà Nội đã tổ chức kiểm tra 1.545 cơ sở, trong đó 74 cơ sở không đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC. Có thể kể đến Tòa nhà GP Invest số 170 đường Đê La Thành, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa do Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Toàn Cầu làm chủ đầu tư; Chung cư HH1 – HH2, ngõ 102 Trường Chinh do Công ty cổ phần Cơ điện xây dựng Việt Nam làm chủ đầu tư; Công trình nhà ở kết hợp dịch vụ ở 75 Phương Mai của Công ty TNHH Bảo Long; Tòa nhà 24T3, số 6 Lê Văn Thiêm của Công ty cổ phần Phát triển Thanh Xuân; Tòa nhà Zen Tower, ngõ 1 Khuất Duy Tiến do Công ty cổ phần Đầu tư phát triển số 8 làm chủ đầu tư…

Theo luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty Luật Đức An (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội), để tăng cường quản lý, hạn chế, khắc phục những tồn tại và nâng cao chất lượng quản lý, vận hành nhà chung cư, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về quản lý, sử dụng nhà chung cư, tổ chức hội nghị nhà chung cư để thành lập ban quản trị theo quy định của Luật Nhà ở và Thông tư số 02/2016/TT-BXD.

“Chủ đầu tư, nhà thầu luôn phải đảm bảo an toàn về PCCC thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, chỉ được thi công khi thiết kế về an toàn PCCC của công trình đã được duyệt, tổ chức kiểm tra, giám sát thi công, nghiệm thu và bàn giao công trình đầy đủ trước khi đưa vào sử dụng. Quy định đã có, vấn đề là sự sát sao trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nếu có vi phạm từ phía các đơn vị chức năng tại các địa phương”, luật sư Hảo nhấn mạnh.

Liên hệ làm việc với Bộ Xây dựng về công tác quản lý giám sát quy chuẩn, tiêu chuẩn chung cư, nhà cao tầng hiện nay, phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản lại được đại diện Bộ nêu ra các quy chuẩn, tiêu chuẩn đã được công bố, còn việc quản lý, giám sát thực tế các quy chuẩn, tiêu chuẩn này thì không được đề cập tới.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, kiến trúc sư Vũ Quôc An (Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam) cho biết, việc phát triển chung cư cao tầng là xu hướng tất yếu trong các đô thị hiện nay, nhưng nhất thiết phải có nghiên cứu đầy đủ từ khâu thiết kế xây dựng và quản lý vận hành nhà chung cư, nhằm đáp ứng yêu cầu của một khu đô thị mới theo tiêu chí phát triển khu ở bền vững.

Đặc biệt, phải minh bạch trong quản lý dự án, giám sát thi công và tuân thủ đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng… Có như vậy mới tránh được tình trạng xây dựng đô thị lộn xộn, không có trật tự quy hoạch như hiện nay.
 
Top