• Viết bài chia sẻ trên Vsfan.vn nhận Donate dưới 1 TỶ ĐỒNG Xem chi tiết

Chuyện trò linh tinh™ Thường xuyên bị mất ngủ và cách khắc phục

hangnhapmy

Lớp mầm
Thành viên
Cuộc sống hiện đại bận rộn hoặc hay suy nghĩ nhiều, mọi người thường có xu hướng gặp phải các vấn đề như khó chìm vào giấc ngủ, thức suốt đêm hoặc thức dậy quá sớm vào buổi sáng. Sau đó tiếp tục hoạt động khi sang ngày mới. Với tầm quan trọng của giấc ngủ như vậy, bài viết này giúp bạn có thêm thông tin quan trọng tham khảo để có giấc ngủ ngon.

Mất ngủ là gì?
Giấc ngủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng giúp cơ thể con người tái tạo năng lượng sau mỗi ngày hoạt động. Trung bình mỗi ngày một người bình thường cần ngủ đủ 7 – 8 tiếng. Thời gian ngủ có thể khác nhau theo độ tuổi, trẻ nhỏ thường ngủ nhiều hơn.
Mất ngủ có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, không phân biệt giới tính, tuổi tác, công việc. Bệnh được chia thành 2 dạng: mất ngủ thể cấp và mất ngủ thể mãn. Trong đó:
  • Mất ngủ cấp tính: Người bệnh bị mất ngủ vài đêm hoặc ít hơn 4 tuần. Dạng mất ngủ này chiếm khoảng 30 – 40% chứng rối loạn giấc ngủ.
  • Mất ngủ mãn tính: Tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ không đủ giấc kéo dài liên tục trên 1 tháng.
Những dấu hiệu của mất ngủ
Một người bị mất ngủ sẽ có những dấu hiệu dễ nhận thấy như sau:
  • Khó duy trì được giấc ngủ ngon, thức dậy sớm, khó ngủ lại.
  • Thức dậy cảm thấy trong người mệt mỏi, không tỉnh táo.
  • Khó ngủ, tỉnh giấc nhiều lần khi đang ngủ.
  • Cảm giác rất mệt mỏi và buồn ngủ nhưng không thể ngủ
  • Cáu gắt, buồn bực, bồn chồn, lo lắng
  • Khó chú ý, tập trung, trí nhớ giảm sút
  • Luôn cảm thấy lo lắng và suy nghĩ nhiều về giấc ngủ
Mất ngủ gây hậu quả gì?
Mất ngủ thường xuyên, rối loạn giấc ngủ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như tinh thần của người bệnh. Cụ thể:
  • Người mệt mỏi, khó tập trung: Những người bị mất ngủ, khó ngủ thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi, lờ đờ, khó tập trung, thiếu sức sống, ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc, học tập.
  • Nguy cơ teo não, đột quỵ: Mất ngủ trầm trọng sẽ làm tăng nguy cơ bị teo não. Người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 8 lần so với bình thường.
  • Tăng nguy cơ béo phì: Khi bị khó ngủ, mất ngủ, não bộ sẽ thay đổi hoạt động. Người bệnh sẽ có cảm giác nhanh đói và thèm ăn vặt vào ban đêm, đặc biệt là đồ ăn nhanh giàu chất béo.
  • Lão hóa da: Khi không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ tiết ra hormone cortisol khiến cấu trúc collagen của da bị phá vỡ. Da bắt đầu bị khô, sạm nám, chảy xệ, không còn săn chắc làm tăng nguy cơ lão hóa cao, da dễ nổi mụn.
  • Sức khỏe tim mạch bị đe dọa: Hệ thần kinh của những người bị mất ngủ, ngủ không đủ giấc luôn trong trạng thái căng thẳng, hưng phấn quá độ. Điều này tạo áp lực không tốt cho tim, mạch làm tăng huyết áp.
  • Rối loạn cảm xúc, tâm lý: Khi bị mất ngủ, người bệnh dễ suy nghĩ tiêu cực, luôn cảm thấy cô đơn, dần dần rơi vào trạng thái sợ giao tiếp, suy nhược thần kinh, trầm cảm.
Hướng dẫn điều trị mất ngủ khó ngủ an toàn và hiệu quả
Để thoát khỏi tình trạng mất ngủ mỗi đêm không phải đơn giản. Nhiều người cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa mới có thể dần cải thiện được. Ngoài ra, có thể tham khảo một số mẹo sau đây:

Thiết lập đồng hồ sinh học
Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả ngày cuối tuần, sẽ tạo một nhịp sinh học tốt cho cơ thể bạn. Thói quen này sẽ đưa não bộ và cơ thể vào một chu kỳ ngủ - thức lành mạnh. Nhờ vậy, ban đêm bạn sẽ đi vào giấc ngủ nhanh nhất và ngủ ngon suốt đêm.

Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên đã được chứng minh để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Kể cả trước khi đi ngủ, một vài động tác yoga nhẹ nhàng cũng là một biện pháp giúp bạn có một giấc ngủ hoàn hảo. Đi bộ trước khi đến giờ ngủ ít nhất 30 phút cũng giúp ngủ ngon hơn.

Điều chỉnh chế độ ăn uống
Điều chỉnh lượng thức ăn tiêu thụ vào chiều tối chính là một trong những câu trả lời cho không ngủ được phải làm sao:
  • Hạn chế ăn quá no hay quá nhiều vào buổi tối vì có có thể khiến bạn đầy bụng, khó tiêu và gây ra khó ngủ.
  • Không nên tiêu thụ những thức uống chứa cồn hay cafein vào lúc trước khi đi ngủ vì những chất này sẽ làm ức chế thần kinh khiến bạn bị rối loạn giấc ngủ.
Điều trị bằng một số loại thuốc
Đối với mất ngủ mãn tính, điều trị bằng thuốc sẽ là cách tốt nhất. Bạn có thể sử dụng một số loại thảo dược đông y như: tim sen, lá vông... để điều trị mất ngủ. Hoặc 1 số loại thuốc Tây y như nhóm benzodiazepin, Melatonin hay Ramelteon,... Nhưng khi dùng, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Thư giãn nhẹ nhàng
Trước khi ngủ, không nên suy nghĩ nhiều, hãy thư giãn hoặc làm việc gì đó nhẹ nhàng như ngồi thiền, nghe nhạc hoặc tắm nước ấm giúp chúng ta thư thái, dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Mong rằng những thông tin được liệt kê trong bài viết trên đây đã giúp các bạn cải thiện được giấc ngủ. Hãy chăm lo cho giấc ngủ của mình, bạn sẽ có được một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng.
 

SÔI ĐỘNG TRONG TUẦN

THEO DÕI Vsfan.vn TRÊN FB

Top